Thế giới

Thái Lan đối mặt với nguy cơ nội chiến

Các quan chức an ninh Thái Lan hôm qua cảnh báo nước này đang trượt vào con đường nội chiến sau làn sóng bạo lực chính trị làm 22 người chết, trong đó cướp đi sinh mạng của 4 trẻ em.

"We will not let them (the government) come back to work because we do not want them," firebrand protest leader Suthep Thaugsuban said from a stage."Yingluck will never have a chance to work at the Government House again."

Người biểu tình bao vây và dùng vữa xây tường rào chắn Tòa nhà Chính phủ Thái Lan hôm 17/2 để ngăn chính phủ hoạt động. Ảnh: Reuters

Tarit Pengdith, Giám đốc Cơ quan Điều tra Đặc biệt của Thái Lan kêu gọi các bên "kiềm chế và kiên nhẫn" đồng thời cảnh báo tình hình có thể "leo thang thành nội chiến". Ông đưa ra phát biểu trên truyền hình khi trả lời về phản ứng an ninh trước cuộc khủng hoảng.

Phát biểu của ông giống với cảnh báo của người đứng đầu quân đội Thái Lan.

"Chắc chắn sẽ xảy ra nội chiến nếu tất cả các bên không tuân trọng quy tắc chung", Tướng General Prayut Chan-O-Cha trả lời AFP qua một tin nhắn. "Quân đội sẽ làm mọi việc vì đất nước và người dân... chứ không phải vì phe phái nào".

Người biểu tình và các lãnh đạo trong chính phủ phải "chịu trách nhiệm cho những tổn thất", ông Prayut viết một ngày sau lần xuất hiện hiếm có trên truyền hình, cảnh báo đất nước có nguy cơ "sụp đổ" trừ khi được kéo trở lại từ bờ vực.

Các cuộc tấn công bằng súng và lựu đạn nổ ra hàng ngày ở Bangkok làm dấy lên lo ngại rằng cuộc khủng hoảng chính trị kéo dài 4 tháng đang bước vào giai đoạn nguy hiểm khi cả hai bên từ chối nhượng bộ.

Hơn 700 người bị thương từ khi người biểu tình đổ ra phố nhằm lật đổ Thủ tướng Yingluck Shinawatra và kết thúc sự thống trị của gia đình tỷ phú của bà. 

Một bé gái 5 tuổi hôm nay qua đời vì vết thương quá nặng sau khi tay súng nhắm vào đám đông biểu tình ở miền đông Thái Lan cuối tuần qua. Hôm 23/2, một bé trai 4 tuổi cùng chị gái 6 tuổi nằm trong số ba nạn nhân thiệt mạng trong vụ nổ ở khu mua sắm ở trung tâm Bangkok.

Chính phủ của Thủ tướng Yingluck bị phe đối lập cáo buộc tham nhũng, trong khi bản thân bà bị tố là "con rối" của anh trai, cựu thủ tướng Thaksin Shinawatra. 

Những người biểu tình đòi Thủ tướng tạm quyền Yingluck từ chức và thay thế chính phủ đương nhiệm bằng một hội đồng nhân dân không thông qua bầu cử. Tuy nhiên, bà Yingluck từ chối rời vị trí bởi bà được bầu ra từ đa số và cho rằng yêu cầu trên là vi phạm hiến pháp và phi dân chủ.

Trong khi đó, người ủng hộ chính phủ tố cáo người biểu tình đối lập cố gắng kích động quân đội để giành chính quyền. Thái Lan từng chứng kiến 18 cuộc đảo chính và nỗ lực đảo chính từ năm 1932, trong đó có vụ lật đổ cựu thủ tướng Thaksin Shinawatra, anh trai của bà Yingluck, vào năm 2006. Tuy nhiên, trong lần này quân đội vẫn kiên quyết đứng ngoài cuộc.

Vũ Hà

VNExpress

Thái Lan đối mặt với nguy cơ nội chiến - VnExpress


© 2021 FAP
  3,682,302       1/259