Thể thao

Thế giới đã có 3 CĐV thiệt mạng vì pháo sáng

Pháo sáng gồm rất nhiều chất hóa học, trong đó 3 thành phần chính là chất oxy hóa cực mạnh. Do được sản xuất để phục vụ ngành hàng hải trong những trường hợp khẩn cấp cứu hộ, cứu nạn nên pháo sáng thích ứng với môi trường nước. không dễ bị dập tắt.

Hình ảnh pháo sáng ở Hàng Đẫy tối qua
Hình ảnh pháo sáng ở Hàng Đẫy tối 11-9

Đặc biệt, pháo sáng cháy có thể lên tới nhiệt độ 1.6000C, có loại tới 3.0000C, có thể làm nóng chảy cả thép nên vô cùng nguy hiểm, đặc biệt ở môi trường đông người như SVĐ. Không chỉ gây bỏng nặng, pháo sáng còn phát tán nhiều chất hóa học nguy hiểm, tỏa ra một lượng khói độc hại lớn. Pháo sáng thường được CĐV Hải Phòng, Nam Định đốt là loại thông dụng, có giá khoảng 120 ngàn đồng, cháy trong 1 phút, đạt nhiệt độ cực đại là 1.6000C. Tuy nhiên, quả pháo được bắn như rocket từ khán đài B sang khán đài A khiến nữ CĐV bị thương trong trận Hà Nội - Nam Định vừa qua là pháo sáng tín hiệu dù. Pháo này có 2 phần: phần thuốc phóng để đẩy quả pháo đi với tốc độ và sức công phá rất lớn, và phần cháy sáng đỏ tạo ra nhiệt độ cao hàng ngàn độ.

Trên thế giới, năm 1992 tại một SVĐ ở Barcelona, một CĐV nhí tên Lazaro đã thiệt mạnh oan uổng do một quả pháo sáng phát nổ ngay trước ngực. Một năm sau đó, ông John Hill (67 tuổi) cũng gặp nạn tương tự và tử vong ở trận đấu giữa xứ Wales và Romania. Năm 2013, một cậu bé 14 tuổi cũng mất mạng vì lãnh trọn một quả pháo sáng ở trận đấu của CLB Corinthians (Brasil). Chính vì vậy ở nhiều quốc gia, đây là hành vi vi phạm pháp luật và sẽ bị truy tố hình sự. Cụ thể tại Scotland, CĐV đốt pháo sáng bị phạt tù tối thiểu 3 tháng, CĐV Hà Lan bị cấm vào sân xem bóng đá từ 10 năm cho tới trọn đời, đồng thời bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu gây ra hậu quả nghiêm trọng.

Trung Dũng

Đồng Nai

© 2021 FAP
  968,287       2/596