100 bộ trang phục dân tộc Việt của ba em bé Canada
Các con háo hức với Tết Việt, mấy năm qua chị Hồng Phước đã sưu được hơn 100 bộ trang phục cho các con.
Chị Hồng Phước, 41 tuổi, hiện sống ở Canada với chồng và 3 nhóc tỳ đáng yêu là Xuân Uyên (7 tuổi), Uyên Khanh (5 tuổi) và Khanh Nguyên (3 tuổi).
Cả gia đình đều ở nước ngoài nhưng chị Phước vẫn quan tâm đến dạy con về mảnh đất hình chữ S, ngôn ngữ và văn hóa Việt. Đến nay, các con chị đều nói sõi tiếng quê mẹ. Đặc biệt, các bé thích Tết và rất háo hức đến lễ hội được cộng đồng người Việt tại Canada tổ chức.
Mỗi lần đi dự lễ hội, chị Phước đều chuẩn bị cho các con những bộ trang phục dân tộc đặc sắc. Nhờ quần áo đẹp, vẻ ngoài dạn dĩ và lễ phép của các bé đã được rất nhiều "fan" từ những buổi giao lưu này. Từ đó, chị Phước hình thành sở thích sưu tầm trang phục dân tộc cho con.
"Ban đầu mẹ tôi về nước mua sang cho Xuân Uyên một bộ áo dài mặc lúc 11 tháng và được lên trang bìa báo Tết của một tờ báo địa phương. Từ đó, tôi hay nhờ người thân từ Sài Gòn gửi sang. Hoặc tôi sẽ lên mạng săn tìm những bộ trang phục đặc biệt, sau đó đặt mua", chị Phước chia sẻ.
Mỗi năm, chị chuẩn bị cho ba con mỗi bé một bộ áo dài và thêm một trang phục đặc biệt khác như áo bà ba, dân tộc Mông, trang phục Văn Lang, tứ thân… cùng các phụ kiện thích hợp. Ba bé nhà chị Phước có một phòng riêng trưng bày hơn 100 bộ trang phục dân tộc. Và thường trong tủ đã có sẵn bộ đồ cho Tết năm sau.
Sống tại thị trấn High Prairie, để lên được thành phố Edmonton đón Tết, gia đình chị Phước phải đi 800 km cả đi lẫn về. Năm nay, bão tuyết quá, chồng chị sợ nguy hiểm nên không để vợ lái xe chở các con đi. "Ba đứa thi nhau kể đến đó nhiều trò chơi thích lắm, mỗi năm chỉ được đi một lần, nếu không được thì phải đợi năm sau. Chồng tôi thấy các con buồn nên quyết định nghỉ việc để chở 4 mẹ con đi chơi", chị cười kể.
Tết năm nay ba bé mặc bộ trang phục Văn Lang, bên cạnh áo dài. Dù không đăng ký chương trình với ban tổ chức và cũng không tập trước nhưng ba bé nhà chị vẫn xung phong lên sân khấu chúc Tết mọi người và hát tặng một bài.
Sống tại thị trấn High Prairie, để lên được thành phố Edmonton đón Tết, gia đình chị Phước phải đi 800 km cả đi lẫn về. Năm nay, bão tuyết quá, chồng chị sợ nguy hiểm nên không để vợ lái xe chở các con đi. "Ba đứa thi nhau kể đến đó nhiều trò chơi thích lắm, mỗi năm chỉ được đi một lần, nếu không được thì phải đợi năm sau. Chồng tôi thấy các con buồn nên quyết định nghỉ việc để chở 4 mẹ con đi chơi", chị cười kể.
Ngày Tết, chị Phước thường làm mứt dừa, mứt rau câu, mứt tắc, bánh chưng và mua thêm một số món ăn ở chợ Việt. Các con chị rất thích phụ mẹ gói bánh chưng và trang trí cây mai, dù chỉ là hoa giả.
Trong cách nuôi dạy con, chị Phước trân trọng những giá trị của người Việt. Chị dạy các con gặp người lớn phải khoanh tay cúi đầu chào và khi nói chuyện, phải có "dạ, vâng".
Chị cũng hay kể con nghe những câu chuyện tuổi thơ hồi nhỏ, trồng rau trái Việt, nấu món ăn Việt. Các bé rất thích ăn phở, xôi lá cẩm mẹ nấu, đặc biệt ăn trứng vịt lộn phải kèm rau dăm và còn thích gặm xương, móng giò.
Ba chị em hay cùng nhau chơi các đồng dao như rồng rắn lên mây, chi chi chành chành, úp lá khoai, ô ăn quan… "Thi thoảng các con chơi với nhau có tranh cãi là tôi ngay lập tức nhảy vào nói cho các con hiểu và để các con ôm nhau giảng hòa. Nguyên tắc của tôi là các con phải yêu thương nhau và cảm thấy may mắn đã có nhau", chị Phước bộc bạch.
Nhờ vậy ba bé nhà chị rất thân nhau. Mỗi khi mẹ chụp ảnh, không cần mẹ nói, các bé cũng tự phối hợp với nhau ăn ý.