Gia đình

Cuộc sống u ám của 'người đẹp ngủ trong rừng' ngoài đời thật

Dành 75% thời gian chỉ để ngủ, Beth Goodier đã bỏ lỡ nhiều dịp quan trọng như Giáng sinh, sinh nhật cũng như cơ hội học tập...

Theo Express, cô gái 22 tuổi Beth Goodier hiện sống tại thị trấn Stockport, Cheshire, Manchester là một trong số hơn một 100 thanh thiếu niên Anh mắc phải hội chứng Kleine-Levin (KLS). Hội chứng này còn có tên gọi là 'Sleeping Beauty' (Hội chứng người đẹp ngủ), bởi người mắc bệnh ngủ triền miên hết ngày này sang ngày khác. Có điều, trái ngược với sự lãng mạn, có hậu trong cổ tích, cuộc sống thực của Beth cũng như những "người đẹp ngủ" khác lại vô cùng u ám.

Cách đây 5 năm, ngay trước sinh nhật 17 tuổi, Beth bắt đầu chìm vào giấc ngủ kéo dài 6 tháng. Bà Janine, mẹ của Beth vẫn còn nhớ, tối đó khi đánh thức Beth sau khi cô đã ngủ cả ngày trên ghế sofa, bà vô cùng hoảng sợ bởi con gái chỉ ú ớ những từ ngọng nghịu như một đứa trẻ lên 5.

cuoc-song-u-am-cua-nguoi-dep-ngu-trong-rung-ngoai-doi-that

Tháng 11/2011, Beth lần đầu tiên rơi vào giấc ngủ triền miên và chỉ thực sự tỉnh giấc sau 6 tháng. Ảnh: Warren Smith.

Suốt 6 tháng sau, mỗi ngày Beth ngủ khoảng 22 tiếng, nhưng lúc thức giấc cô cũng không thực sự tỉnh táo để làm việc gì ra hồn. Cô thường thức dậy chỉ để đáp ứng một nhu cầu sinh học nào đó và thường cảm thấy hoang mang, cô độc. Rồi rất nhanh sau đó, cô lại ngủ mê mệt. Đến khi chuyển sang giai đoạn thức và nhận thấy mình đã bỏ lỡ rất nhiều thứ, Beth cũng không tránh khỏi cảm giác buồn phiền, lo âu và thất vọng.

Bà Janine ước tính, kể từ năm 17 tuổi đến nay, Beth mất tới 75% thời gian cuộc sống chỉ để ngủ. Thời kỳ tuổi trẻ đẹp nhất của mỗi con người, giai đoạn định hình sự nghiệp, nhân cách thì Beth lại chỉ biết ngủ. Cô bỏ lỡ mọi công việc học hành, du lịch, khám phá bản thân và cuộc sống. Vì hội chứng ngủ này mà Beth đã phải dừng lại quá trình học tập tiền đại học, tạm xa giấc mơ trở thành bác sĩ tâm lý nhi.

cuoc-song-u-am-cua-nguoi-dep-ngu-trong-rung-ngoai-doi-that-1

Beth và mẹ. Ảnh: Caters News.

Trước tình trạng nửa thức nửa tỉnh của con gái, bà mẹ đơn thân Janine đã phải nghỉ việc ở nhà để trông Beth. Chia sẻ với báo chí Anh, bà Janine kể: "Khi bỗng nhiên thức dậy và thấy mình tỉnh táo, Beth sẽ chạy đua với thời gian để có thể sống cuộc sống bình thường. Beth sẽ rượt đuổi theo các bạn để cố gắng bắt kịp. Có thể, nó sẽ chạy ngay ra tiệm làm tóc để có được kiểu tóc thời trang nhất. Không ai biết khi nào Beth sẽ lại rơi vào cơn buồn ngủ tiếp theo”.

May mắn là ngoài mẹ, Beth vẫn còn có một người quan trọng khác bên cạnh mình. Đó là Dan, thầy giáo tiểu học 25 tuổi mà Beth đã gặp trong một giai đoạn thức cách đây ba năm. Mỗi ngày, Dan đều đến thăm, ngồi bên cạnh Beth và chờ người con gái mình yêu thức dậy. Khi Beth tỉnh giấc, hai người cư xử bình thường như những cặp đôi yêu nhau thông thường. Có điều mỗi giai đoạn tỉnh táo của Beth thường kéo dài không quá hai tuần, rồi cô lại chìm vào một giai đoạn ngủ mới.

cuoc-song-u-am-cua-nguoi-dep-ngu-trong-rung-ngoai-doi-that-2

Khi tỉnh giấc, Beth và bạn trai hạnh phúc như bất kỳ cặp yêu nhau thông thường nào khác. Ảnh: Warren Smith.

Hiện tại, Beth lại đang trong một giai đoạn ngủ và đã ngủ được hai tháng rưỡi. Các bác sĩ đã thử nhiều loại thuốc, thử tác động bằng âm thanh, tiếng ồn nhằm giúp cô thoát ra nhưng đều không hiệu quả.

Hội chứng người đẹp ngủ được phát hiện từ đầu thế kỷ 20, nhưng hiện nay, y học vẫn biết rất ít về căn nguyên cũng như cách chữa trị. Theo Wikipedia, tỷ lệ mắc là 1/1 triệu. Hội chứng này thường gặp lứa tuổi teen, đặc biệt là tầm 16-17 tuổi. Tình trạng thường kéo dài 13 năm, ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc học và lập nghiệp.

Hoàng Anh

VNExpress

người đẹp ngủ trong rừng, người đẹp ngủ, hội chứng người đẹp ngủ


© 2021 FAP
  1,182,382       1/644