Bệnh nhân sỏi canxi cần hạn chế thực phẩm chứa nhiều oxalate, sỏi acid uric nên bớt ăn đạm động vật.
Sỏi thận là bệnh thường gặp nhất trong số các bệnh về đường tiết niệu. Có 4 loại sỏi phổ biến: sỏi canxi, acid uric, cystin, struvite (sỏi nhiễm khuẩn). Mỗi loại sỏi thận có phương hướng điều trị và chế độ ăn riêng. Muốn chữa bệnh hiệu quả, trước tiên người bệnh cần xác định rõ loại sỏi thận mà mình mắc phải.
Sỏi canxi
Đây là loại sỏi thường được nhắc đến đầu tiên khi bác sĩ nghi ngờ bệnh nhân mắc sỏi thận. Chúng chiếm đến hơn 80% trường hợp với đặc trưng là những viên sỏi cứng, có hình dạng và kích thước khác nhau.
Bệnh nhân sỏi canxi cần hạn chế thức ăn chứa hàm lượng oxalate cao như tỏi tây, khoai lang, đậu xanh, măng tây, ớt…... |
Sỏi canxi hình thành trong thận hoặc ruột, do hàm lượng canxi vượt quá hàm lượng mà cơ thể cần. Lượng canxi này không kịp đào thải qua nước tiểu sẽ lắng đọng và hình thành sỏi.
Một nguyên nhân khác là giảm lượng citrat niệu - chất có tác dụng ức chế kết tinh các muối canxi. Citrat niệu bị giảm xuống do nguyên nhân nào đó, như nhiễm khuẩn tiết niệu, sẽ gây bão hòa muối canxi trong nước tiểu gây nên bệnh sỏi thận.
Trường hợp người bệnh ăn quá nhiều thực phẩm chứa oxalat như tỏi tây, khoai lang, đậu xanh, măng tây, ớt… cũng gây ra sỏi canxi. Vì vậy, người bệnh nên hạn chế các loại thực phẩm này.
Sỏi acid uric
Dạng sỏi này chiếm khoảng 10% số người mắc bệnh, thường gặp ở những người có nồng độ acid uric cao. Sỏi dạng này cứng và khó phát hiện hơn sỏi canxi, thường phải chụp X-quang mới thấy.
Người bị sỏi uric cần hạn chế ăn nhiều đạm động vật. |
Sỏi acid uric dễ gặp ở người béo phì hoặc có tiền sử bệnh gout, tiểu đường. Muốn tránh dạng sỏi này, không nên ăn quá nhiều đạm động vật.
Sỏi struvite (sỏi nhiễm trùng)
Mặc dù chiếm tỷ lệ khá nhỏ trong tổng số người mắc sỏi thận, song sỏi struvite lại khó điều trị nhất. Nguyên nhân hình thành là do đường tiết niệu bị nhiễm khuẩn lâu ngày. Muốn điều trị loại sỏi này trước tiên cần dùng kháng sinh để ngăn chặn vùng viêm nhiễm lan rộng ra, đồng thời phải giữ gìn vệ sinh đường tiểu, hậu môn để ngăn ngừa sỏi quay lại.
Sỏi cystin
Sỏi cystin cũng khá hiếm, có thể di truyền từ đời trước sang đời sau. Điều này đồng nghĩa với việc nếu bố mẹ mắc sỏi cystin, thì con có nguy cơ mắc bệnh, cần thực hiện các biện pháp phòng sỏi theo chỉ dẫn của bác sĩ ngay từ khi bé còn nhỏ để tránh bệnh tái phát..
An San
Thuốc cốm trị sỏi thận Sirnakarang chứa tinh chất cao khô kim tiền thảo có tác dụng lợi tiểu, pha loãng dòng nước tiểu, làm ngưng sự gia tăng kích thước của hòn sỏi, đồng thời hòa tan sỏi theo cơ chế "nước chảy đá mòn". Sirnakarang có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, làm giảm sự phù nề của niệu quản, tạo điều kiện thuận lợi cho sỏi di chuyển xuống dưới và thải ra ngoài. Đông y gọi đó là tác dụng bài thạch lâm thông (tống sỏi ra ngoài và thông đường niệu).
Với tác dụng đa cơ chế, Sirnakarang ngăn ngừa sự hình thành sỏi từ mầm mống ban đầu, bào mòn, phá vỡ sỏi cũ và tống chúng ra ngoài, ngăn ngừa tái phát sỏi. Sản phẩm giúp giảm sự đau đớn khi sỏi di chuyển và ngăn ngừa các biến chứng nhiễm khuẩn do sỏi gây ra. Sản phẩm được bào chế dạng cốm, dễ hấp thu nên cho hiệu quả cao hơn các dạng bào chế khác.
Thuốc cốm trị sỏi thận Sirnakarang được sản xuất bởi Công ty Cổ phần Dược Hà Tĩnh, theo tiêu chuẩn GMP-WHO và được Bộ Y tế cấp phép lưu hành. Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Điện thoại tư vấn: 043 990 6195 - 043 668 6226. Thông tin tại đây.
sỏi canxi, sỏi acid uric, sỏi cystin, sỏi struvite, sỏi nhiễm khuẩn