Gia đình

6 cách chữa đau bụng 'ngày đèn đỏ'

Chườm ấm, mát-xa bụng dưới, ngâm chân vào nước ấm, tập yoga... giúp chị em giảm cơn đau ngày đèn đỏ.

Nguyên nhân đau bụng kinh là do tử cung căng phồng, niêm mạc tử cung dày lên, chèn ép gây đau. Cơ tử cung phải co lại để đẩy máu ra ngoài làm chất prostaglandin tiết ra, cũng dẫn đến cơn đau bụng.

Tùy theo thể trạng và cơ địa mà chị em sẽ trải qua kỳ đèn đỏ nhẹ nhàng hay dữ dội. Cơn đau dữ dội thường do vấn đề liên quan đến tử cung như tử cung co thắt quá mức, vị trí tử cung không bình thường, cấu tạo cổ tử cung quá hẹp khiến máu kinh khó thoát ra ngoài. Một số bệnh phụ khoa như lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung, viêm vùng chậu, viêm lô tuyến cổ tử cung… cũng khiến chị em đau bụng kinh nghiêm trọng.

Đau bụng kinh còn là do tác dụng phụ của việc dùng thuốc tránh thai, đặt vòng tránh thai; vận động mạnh, ăn đồ lạnh trong kỳ kinh nguyệt; môi trường sống ô nhiễm; nữ giới có lối sống thiếu lành mạnh, ăn uống và nghỉ ngơi không hợp lý…

6-cach-chua-dau-bung-ngay-den-do

Đau bụng kinh là nỗi ám ảnh với nhiều chị em.

6 cách dưới đây sẽ giúp chị em giảm cơn đau bụng kinh hiệu quả.

Chườm ấm

Chị em có thể lấy một ít nước ấm cho vào chai thủy tinh hoặc bình cao su để chườm lên phần bụng dưới. Cách này giúp các mạch máu lưu thông dễ dàng, làm giảm các cơn co thắt tử cung nhanh chóng.

Mát-xa

Mát-xa nhẹ nhàng gan bàn chân hoặc ngâm chân vào nước ấm giúp giảm đau, vì vùng chân có mối quan hệ tương đối mật thiết với xương chậu. Ngoài ra, mát-xa phần bụng dưới cũng làm hạn chế sự co thắt quá đột ngột của tử cung.

Nghỉ ngơi

Ngày đèn đỏ, phái đẹp nên tránh làm việc nặng, làm việc quá sức hay suy nghĩ nhiều. Nghỉ ngơi và tắm muối khoáng sẽ giúp giải tỏa cơ thể, giảm đáng kể cơn đau.

Tập yoga

6-cach-chua-dau-bung-ngay-den-do-1

Tập yoga giúp giảm đau bụng ngày đèn đỏ.

Một số động tác yoga cũng có tác dụng giảm đau bụng kinh hiệu quả, chẳng hạn như quỳ xuống, uốn cong đầu gối và ngồi trên gót chân, cúi thấp người dần dần cho đến khi trán chạm đất, cánh tay kéo dài theo cơ thể. Duy trì tư thế này cho đến khi bạn cảm thấy thoải mái hơn.

Ăn uống đúng cách

Trong ngày đèn đỏ, chị em nên hạn chế các đồ ăn uống có tính hàn; uống nhiều nước ấm, nước gừng hoặc bạc hà để cơ thể ấm lên; bổ sung vitamin E, thiamine và omega 3; kiêng các chất kích thích (cafe, trà, rượu và gia vị cay); tránh để cơ thể nhiễm lạnh. Các món ăn tốt trong ngày này là sữa chua, trứng gà, ngải cứu.

Sử dụng thuốc 

Nếu cơn đau quá dữ dội và không thuyên giảm, chị em có thể dùng thuốc làm dịu cơn đau. Tuy nhiên, tránh lạm dụng thuốc giảm đau Tây y gây tác dụng phụ. Các sản phẩm Đông y chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên là lựa chọn an toàn hơn, có thể dùng lâu dài nếu sử dụng đúng quy cách.

Theo chuyên gia, đau bụng kinh không quá nguy hiểm song cũng có thể là dấu hiệu của bệnh lạc nội mạc tử cung. Lớp niêm mạc không nằm trong tử cung mà di cư đến các vùng khác như bụng, bàng quang, thậm chí buồng trứng… Nếu thấy đau bụng kinh kéo dài và bất thường, thay vì cố chịu đựng, chị em nên khám phụ khoa để xác định rõ nguyên nhân và điều trị phù hợp.

An San

6-cach-chua-dau-bung-ngay-den-do-2

Thực phẩm chức năng Cốm Kim Nguyệt Kiều kết hợp các thảo dược như ích mẫu, ngải cứu, hương phụ, hồng hoa, tinh chất mầm đậu nành, có tác dụng điều hòa kinh nguyệt, giảm đau bụng kinh, hỗ trợ cải thiện nội tiết tố nữ.

Sản phẩm do Công ty Dược Trung ương Mediplantex sản xuất theo tiêu chuẩn GMP-WHO, phân phối bởi Công ty TNHH MTV Dược liệu Việt, được Bộ Y tế cấp phép lưu hành. Giấy xác nhận quảng cáo sô 1606/2014/XNQC-ATTP. Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Liên hệ điện thoại 043.990.6195 - 3668 6226. Thông tin tại đây.

VNExpress

đau bụng kinh, ngày đèn đỏ, Cốm Kim Nguyệt Kiều


© 2021 FAP
  1,255,676       2/1,533