Căn hộ của anh Sasaki trống trơn bởi anh chỉ có rất ít đồ dùng như 3 áo sơ mi, 4 chiếc quần...
Căn hộ một phòng của Fumio Sasaki ở Tokyo trống rỗng tới mức bạn bè của anh thường so sánh nơi này giống như phòng thẩm vấn. Sasaki chỉ có 3 chiếc áo sơ mi, 4 chiếc quần, 4 đôi tất và một ít đồ lặt vặt khác. |
Tiền không phải là lý do dẫn đến cuộc sống giản dị này. Giống rất nhiều người Nhật khác, biên tập viên 36 tuổi lựa chọn phong cách sống "Càng ít là càng nhiều". |
Sasaki từng là một người đam mê sưu tập sách, CD, DVD. Hai năm trước, anh cảm thấy mệt mỏi với việc chạy theo các xu hướng. Anh dành một năm để bán hoặc tặng bạn bè tất cả bộ sưu tập của mình. |
"Dành ít thời gian hơn để mua sắm, lau bụi cho sách, đĩa nhạc giúp tôi có thể đi du lịch, gặp gỡ bạn bè. Tôi trở nên năng động hơn", anh Sasaki cho biết. |
Anh Katsuya Toyoda là một biên tập viên xuất bản online. Trong căn hộ 22 m2 của anh chỉ có một chiếc bàn, đệm futon để ngủ vào ban đêm và cất gọn vào ban ngày. "Tôi trở thành người sống tối giản nên những món đồ tôi thực sự thích sẽ nằm trong tầm mắt của tôi", anh Toyoda nói. |
Nhà có ít đồ cũng rất hữu ích với điều kiện của Nhật, đất nước rất hay xảy ra động đất. "Khoảng 30-50% thương vong trong các trận động đất xảy ra do đồ đạc rơi vỡ. Nếu sống trong các phòng ít đồ, mọi người sẽ bớt được nỗi lo này", Naoki Numahata, nhà văn 41 tuổi, nói. |
Dù gia đình có con nhỏ hơn 2 tuổi nhưng nhà của Numahata vẫn rất gọn gàng. |
Chị Saeko Kushibiki ở Fujisawa cũng quyết định chỉ sở hữu những thứ mình thực sự thích. |
Hộp đồ dùng nhà bếp của chị Kushibiki với số lượng vừa đủ dùng. |
Ảnh hưởng bởi triết lý Thiền trong Phật giáo, những người theo chủ nghĩa tối giản đi ngược lại xu hướng tiêu thụ vật chất, họ giảm thiểu hết mức những món đồ trong nhà. |
Mục tiêu của tối giản là đánh giá lại đồ sở hữu để đạt được điều gì đó như tiết kiệm tiền bạc, thời gian mua sắm, nhà cửa gọn gàng, bình yên hơn. |
Lam Huyền
Ảnh: Guardian, Malaymailonline
Chia sẻ căn nhà và vườn cây của bạn tại đây (kèm thông tin liên hệ) hoặc gọi điện đến số máy 04 7300 8899 - máy lẻ 4529. Thông tin cá nhân của bạn đọc sẽ được bảo mật.
Gia đình - Nhà của những người Nhật ghét đồ đạc - VnExpress