Thế giới

Hy Lạp đang đi về đâu?

PN – Sau 17 giờ đàm phán không nghỉ, các nhà lãnh đạo của 19 quốc gia sử dụng đồng euro (eurozone) hôm 13/7 đã nhất trí các điều kiện để giữ Hy Lạp lại với khu vực eurozone. Đây được coi là thỏa thuận giải cứu lần thứ ba của châu Âu đối với quốc gia Địa Trung Hải này.



Người dân Hy Lạp khốn đốn khi nước này lâm vào tình trạng sắp vỡ nợ - Ảnh: AP, Getty Images

Gói cứu trợ mới bao gồm đề nghị tài chính 96 tỷ USD trong vòng ba năm cho Athens. Đổi lại, Hy Lạp cần phải thực hiện những thay đổi sâu sắc liên quan đến lương hưu trí, thị trường năng lượng, lao động các sản phẩm, mở rộng quy mô chương trình tư nhân hóa. Gói cứu trợ cũng yêu cầu Hy Lạp thay đổi hệ thống hành chính công và tư pháp.

Các ngân hàng Hy Lạp vẫn đóng cửa ít nhất đến thứ Năm, sau khi Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) hôm thứ Hai quyết định không tăng sự hỗ trợ đối với các ngân hàng đang đói tiền mặt của Hy Lạp, trong khi các ngân hàng này không thể mở lại nếu không nhận được sự tài trợ từ ECB.

Các bộ trưởng tài chính Eurozone hiện đang làm việc để đạt được một thỏa thuận về "vay bắc cầu", trong khi Hy Lạp cần ít nhất 7 tỷ euro cho đến thứ Hai tuần tới để không vỡ nợ.

Hiện vẫn còn một số trở ngại lớn đối với một thỏa thuận cuối cùng. Các quan chức Hy Lạp phải thúc đẩy gói cải cách đầu tiên, bao gồm những thay đổi về thuế và cải cách chế độ lương hưu, bằng việc thông qua nó tại Quốc hội vào ngày 14/7. Ngoài ra, một số quốc gia Eurozone, trong đó có Đức và Phần Lan, cũng cần phải giành được phiếu trong quốc hội của mình trong tuần này để chấp nhận gói giải cứu mới cho Hy Lạp.

Các thị trường chứng khoán đáp ứng tích cực thỏa thuận ban đầu ngày 13/6 của các nước Eurozone . Cổ phiếu mở cửa tăng điểm tại nhiều sàn giao dịch chứng khoán ở châu Âu.

VIỆT HƯNG
(Theo CNN, AP)
 

www.phunuonline.com.vn

Hy Lạp, Alexis Tsipras, gói giải cứu, Eurozone


© 2021 FAP
  351,033       1/749