Khoa học

Nobel Vật lý 2014: Ánh sáng mới soi sáng thế giới

(TNO) 3 nhà khoa học giành giải Nobel Vật Lý 2014 đã thành công khi mọi người đều thất bại và phát minh của họ, đi-ốt phát sáng màu xanh dương, đã tạo nên cuộc cách mạng, theo tổ chức Nobel.

(TNO) 3 nhà khoa học giành giải Nobel Vật Lý 2014 đã thành công khi mọi người đều thất bại và phát minh của họ, đi-ốt phát sáng (LED) màu xanh dương, đã tạo nên cuộc cách mạng, theo tổ chức Nobel.

:rel:d:bm:GF2EAA70S4701
Ba nhà khoa học thắng giải Nobel Vật lý 2014, (từ trái qua phải) gồm 2 nhà khoa học Nhật Bản Isamu Akasaki và Hiroshi Amano, và nhà khoa học Mỹ gốc Nhật Shuji Nakamura - Ảnh: Reuters

Theo tinh thần của giải Nobel là vinh danh các phát minh mang lại lợi ích vĩ đại nhất cho nhân loại, việc sử dụng đèn LED xanh dương có thể giúp tạo ra ánh sáng trắng theo một cách thức hoàn toàn mới, theo thông cáo báo chí của Tổ chức Nobel.

Khi các nhà phát minh Isamu Akasaki (Nhật Bản), Hiroshi Amano (Nhật Bản) và Shuji Nakamura (Mỹ gốc Nhật) chế tạo các tia sáng xanh dương từ chất bán dẫn vào đầu những năm 1990, họ đã tạo ra một bước ngoặt khoa học trong công nghệ ánh sáng.

Các đi-ốt đỏ và xanh lá đã hiện hữu từ lâu, nhưng thiếu ánh sáng xanh dương, ánh sáng trắng không thể được tạo ra. Mặc dù đã có nhiều nỗ lực cả trong giới khoa học và công nghiệp, việc tạo ra LED xanh dương vẫn là một thử thách trong suốt 3 thập kỷ qua.

3 nhà khoa học kể trên đã thành công khi mọi người đều thất bại. Phát minh của họ đã tạo nên một cuộc cách mạng, theo Tổ chức Nobel.

Đèn LED trắng phát ra ánh sáng trắng, dùng được lâu và tiết kiệm năng lượng. Chúng liên tục được cải tiến để trở nên tiết kiệm hơn với quang thông trên mỗi watt mạnh hơn. Ghi nhận gần đây nhất về hiệu suất năng lượng của đèn LED trắng là hơn 300 lm/W, tức tương đương 16 bóng đèn tròn thông thường và gần bằng 70 đèn huỳnh quang, theo Tổ chức Nobel.

Khoảng 1/4 lượng điện tiêu thụ trên toàn thế giới được dùng cho việc chiếu sáng, thế nên đèn LED giúp tiết kiệm đáng kể tài nguyên Trái đất. Việc tiêu thụ nguyên vật liệu cũng sẽ được giảm thiểu vì đèn LED có tuổi thọ lên đến 100.000 giờ, lâu hơn nhiều so với 1.000 giờ của bóng đèn tròn và 10.000 giờ của đèn huỳnh quang.

Đèn LED hứa hẹn tăng chất lượng cuộc sống cho hơn 1,5 tỉ người đang thiếu điện sinh hoạt trên thế giới .
Tổ chức Nobel bình luận phát minh đèn LED xanh dương chỉ mới có cách đây 20 năm, nhưng nó đã giúp tạo ra ánh sáng trắng theo một cách hoàn toàn mới để đem lại lợi ích cho toàn bộ nhân loại.

Hoàng Uy

ThanhNien

Nobel 2014, vật lý, giải thưởng, phát minh, thành tựu, Hoàng Uy


© 2021 FAP
  342,477       1/405