Sức khỏe

Phẫu thuật ngăn ngừa sớm đột quỵ do hẹp động mạch cảnh

PN - Thường xuyên bị mệt và làm gì cũng quên trước quên sau nhưng ông X.T (70 tuổi, Q.Bình Thạnh) cứ nghĩ là do tuổi tác nên không đi khám.

 Đến lúc ấy, gia đình mới vội đưa ông X.T đến khám tại bệnh viện FV. Giáo sư - bác sĩ Jean-Baptise Ricco, Chủ tịch Hiệp hội Mạch máu châu Âu hiện đang công tác tại Khoa Phẫu thuật mạch máu bệnh viện FV cho biết, kết quả siêu âm mạch máu cho thấy ông bị hẹp 80% động mạch cảnh chung và hẹp 90% động mạch cảnh trong trái. Căn bệnh này có thể khiến ông bị đớ lưỡi, quên mọi thứ, liệt người, mất khả năng kiểm soát cơ thể, đột quỵ và thậm chí tử vong mà người nhà không kịp trở tay.

Căn bệnh dễ gây tai biến mạch máu não

Theo giáo sư Ricco, căn bệnh của ông T. khá phổ biến ở những người lớn tuổi và chiếm 40% nguyên nhân gây tai biến mạch máu não.
Động mạch cảnh trong là một động mạch nằm ở vùng cổ, đi lên não và có nhiệm vụ mang oxy cần thiết đến nuôi dưỡng. Thành động mạch cảnh trong có thể bị dày lên bởi những mảng xơ vữa gây nên hiện tượng hẹp động mạch cảnh. Khi động mạch cảnh bị hẹp, máu lên não không đủ, sẽ gây thiếu máu não. Mặt khác, mảng xơ vữa hay huyết khối từ mảng xơ vữa của động mạch cảnh có thể trôi lên não, làm tắc mạch não, gây đột quỵ.

Giáo sư Ricco nhấn mạnh thêm: "Trên thực tế, chúng tôi gặp nhiều bệnh nhân đột quỵ do hẹp động mạch cảnh bị tàn phế suốt đời. Điều này có thể tránh được nếu bệnh được phát hiện sớm. Do đó, những bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ cao như tuổi cao, hút thuốc lá, đái tháo đường, tăng huyết áp, có các bệnh về mạch vành hay bệnh tắc động mạch ngoại biên... mặc dù không có triệu chứng vẫn cần siêu âm Doppler động mạch cảnh."

Chữa trị sớm bằng phẫu thuật để ngừa biến chứng

Không có thuốc làm giảm tình trạng hẹp động mạch cảnh, mà chỉ có thuốc phòng ngừa sự hình thành máu tụ tại vị trí hẹp động mạch cảnh với mục đích đề phòng tai biến mạch máu não.

Tuy nhiên, theo giáo sư Ricco, với một bệnh nhân bị hẹp động mạch cảnh thì phương pháp điều trị tốt nhất là phẫu thuật. Ông cho biết: “Phẫu thuật sẽ lấy bỏ đi toàn bộ mảng xơ vữa, nguyên nhân gây hẹp lòng động mạch, trả lại cho bệnh nhân một động mạch cảnh với kích thước bình thường kèm theo một lòng mạch sạch sẽ, trơn láng...”.

Sau ca phẫu thuật, ông T. sức khỏe đã tốt hơn trước rất nhiều. Ông T. tâm sự: “Tôi không còn quên trước quên sau, đi đứng nhanh nhẹn hơn, ăn uống tốt hơn. Vết mổ tuy dài nhưng lành rất nhanh, khép miệng và không để lại sẹo rõ ràng”.

KATA

Chương trình tầm soát bệnh lý mạch máu

Bằng siêu âm Doppler, các bác sĩ sẽ xác định kích thước, vị trí các mảng xơ vữa và đánh giá mức độ hẹp động mạch, độ tắc nghẽn mạch máu ở bụng, cánh tay, chân, cổ... một cách chuẩn xác nhất. Siêu âm Doppler cũng là phương pháp thăm dò an toàn, không gây đau, không cần tiêm thuốc cho bệnh nhân và có khả năng phát hiện các dấu hiệu tắc nghẽn mạch máu nhỏ nhất. Trên cơ sở đó, bác sĩ sẽ cho chỉ định điều trị bằng thuốc hoặc can thiệp phẫu thuật kịp thời, vừa tránh được các biến chứng nguy hiểm vừa tiết kiệm chi phí chữa bệnh. Gọi số (08) 62 91 11 67 để biết thêm về chương trình này.
Nếu từng có tiền sử bệnh mạch máu, bạn hãy đặt hẹn ngay qua số (08) 54 11 33 33 (máy nhánh: 1250) để được Giáo sư – bác sĩ Jean-Baptiste Ricco - chuyên gia hàng đầu về phẫu thuật mạch máu và can thiệp nội mạch đến từ Pháp - trực tiếp thăm khám và điều trị. Giáo sư - bác sĩ Ricco làm việc tại khoa Phẫu thuật Mạch máu - Bệnh viện FV từ ngày 3-7 đến ngày 23-7-2015

Mời bạn chia sẻ và đón đọc những câu chuyện kể từ phòng mổ FV trên báo Phụ Nữ TP.HCM thứ Sáu hằng tuần.

Liên hệ đặt lịch khám với bác sĩ: Bệnh viện FV: 06 Nguyễn Lương Bằng, Q.7, TP.HCM. ĐT: 5411 3333. Website: www.fvhospital.com

www.phunuonline.com.vn

chuyện kể từ phòng mổ, Bệnh viện FV, ngừa đột quỵ


© 2021 FAP
  389,945       1/462